Loa phường - Trong những năm qua, một số người ở phương Tây thường coi nền dân chủ phương Tây là “mô hình mẫu mực, có tính phổ quát”. Bởi vậy, bằng nhiều cách thức khác nhau, họ cố gắng xuất khẩu ra khắp thế giới nhằm đạt tới các mục đích chưa hẳn là vì dân chủ. Tuy nhiên, vụ việc bạo loạn tại ít nhất 25 thành phố ở 16 bang của Mỹ thời gian qua là một ví dụ điển hình cho vấn đề tự do, dân chủ quá trớn.
Cảnh sát chống bạo động tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, nơi cái chết của ông George Floyd khởi nguồn cho làn sóng biểu tình trên toàn nước Mỹ
Theo đó, các cuộc bạo động đã lan rộng tại nhiều thành phố ở Mỹ vào tối 30/5, bắt nguồn từ các cuộc biểu tình về cái chết của George Floyd - một người da đen bị cảnh sát đè gối lên cổ ở thành phố Minneapolis. Nhiều xe hơi đã bị đốt cháy ở New York, Seattle và Philadelphia. Ở Los Angeles, người biểu tình đập phá kính chắn gió của xe cảnh sát, phóng hoả chốt an ninh của cảnh sát bên ngoài một trung tâm thương mạng, và hôi của từ các cửa hiệu Nordstrom và Ray Ban. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su cũng như dùi cui để đối phó với người biểu tình. Ít nhất 25 thành phố ở 16 bang của Mỹ đã phải công bố lệnh giới nghiêm để đối phó bạo lực.
Tại bang Minnesota, nơi các cuộc biểu tình nổ ra hồi đầu tuần này sau cái chết của George Floyd ở thành phố Minneapolis, Thống đốc Tim Walz đã yêu cầu người dân tuân thủ lệnh giới nghiêm được áp đặt vào 20h hàng ngày. Thống đốc Tim Walz Thống đốc Tim Walz đã huy động toàn bộ lực lượng vệ binh quốc gia của bang để đảm bảo trật tự, sau một đêm đầy bạo lực và cướp bóc. Các vụ bạo động lan rộng diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn chưa vượt qua được cuộc khủng hoảng vì Covid-19, với hơn 100.000 người thiệt mạng và nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Hơn 40 triệu người lao động ở Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp kể từ tháng 3.
Tại Indianapolis ở bang Indiana, cảnh sát cho biết họ đang điều tra một số vụ nổ súng xảy ra ở trung tâm thành phố khi cuộc biểu tình đang diễn ra. Nhiều thành phố khác trên khắp nước Mỹ cũng áp đặt lệnh giới nghiêm và tăng cường lực lượng an ninh để đảm bảo trật tự, cũng như chuẩn bị cho trường hợp bạo lực gia tăng. Ở Los Angeles, hơn 500 người đã bị bắt và 6 sĩ quan cảnh sát bị thương trong ngày 29/5, và Thị trưởng Eric Garcetti tuyên bố lệnh giới nghiêm từ 20h được áp đặt trên toàn bộ thành phố kể từ tối ngày hôm sau. Lực lượng vệ binh quốc gia của bang California cũng được điều động ngay trong đêm. Tại Seattle, Thị trưởng Jenny Durkan cũng công bố lệnh phong toả bắt đầu từ 17h sau khi người biểu tình tràn vào trung tâm thành phố.
Tại New York, một đoạn băng lan truyền trên mạng ghi lại hình ảnh xe cảnh sát lao vào đám đông người biểu tình, và hơn 200 người đã bị bắt giữ kể từ tối 29/5. Làn sóng phẫn nộ lan khắp Mỹ sau cái chết của người da màu Sự việc cảnh sát đè cổ người đàn ông da màu đến chết đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ đỉnh điểm tại Mỹ. Hàng loạt các thành phố lớn tại các bang đều xảy ra bạo loạn. Các cuộc bạo động đã lan rộng tại nhiều thành phố ở Mỹ vào tối 30/5, bắt nguồn từ các cuộc biểu tình về cái chết của George Floyd - một người da đen bị cảnh sát đè gối lên cổ ở thành phố Minneapolis. Nhiều xe hơi đã bị đốt cháy ở New York, Seattle và Philadelphia. Ở Los Angeles, người biểu tình đập phá kính chắn gió của xe cảnh sát, phóng hoả chốt an ninh của cảnh sát bên ngoài một trung tâm thương mạng, và hôi của từ các cửa hiệu Nordstrom và Ray Ban. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và đạn cao su cũng như dùi cui để đối phó với người biểu tình. Ít nhất 25 thành phố ở 16 bang của Mỹ đã phải công bố lệnh giới nghiêm để đối phó bạo lực.
Hành động bạo loạn tại Mỹ được xem là một sự thách thức với nền dân chủ Mỹ - phần tinh tuý nhất của giá trị Mỹ - khi quyền con người bị lạm dụng trong hành động. Vì vậy, phải chăng đã đến lúc nguyên tắc tự do - dân chủ truyền thống phương Tây cần phải được hiệu chính lại cho phù hợp với sự phát triển của xã hội? Theo tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, khi xã hội loài người chưa có các quy phạm điều chỉnh hành động thì không có ý niệm tự do, khái niệm dân chủ, mà chỉ có sự tư do, dân chủ gắn liền với việc “có thể làm bất cứ điều gì mình muốn”. Và xã hội rối loạn. Do đó, khi con người đặt ra quy phạm để điểu chỉnh xã hội vận hành theo những nguyên tắc nhất định, đồng nghĩa với việc “khép cái cửa tự do vô tổ chức, dân chủ vô nguyên tắc” và nó dần được mở ra cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, tất cả những gì “được gọi là tự do, dân chủ”có thể làm suy yếu nhà nước, làm lung lay chế độ, làm ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đều không thể được tồn tại hợp pháp. Khi đất nước yên bình, người dân sẽ cảm nhận được sự tự do hình thành một cách tất yếu trong quá trình vận hành của hệ thống chính trị. Khi xã hội phát triển, người dân sẽ cảm nhận được giá trị của nền dân chủ hình thành một cách tự nhiên trong quá trình vận hành của bộ máy nhà nước. Có thể thấy bạo loạn tại ít nhất 25 thành phố ở 16 bang của Mỹ thời gian qua là một biểu hiện cực đoan của tự do, dân chủ vượt ngưỡng, khi quyền con người bị lạm dụng trong những hành động đi ngược xu thế phát triển của xã hộ. Do đó, nó sẽ được hiệu chỉnh bởi quy phạm pháp luật, để đưa vào khuôn khổ của dân chủ - tự do.
Nhận xét
Đăng nhận xét