GS. Chu Hảo
(Chuyện bên lề của buổi Seminar "Khảo luận thứ 2 về chính quyền" của John Locke do NXB Tri Thức và nhóm Tinh thần Khai Minh tổ chức)
Có rất nhiều trí thức tự cho mình là cấp tiến hay lai vãng đến các Hội thảo của Nhà xuất bản Tri Thức. Ở đây, họ được "chém gió" về dân chủ, về tinh thần Khai Sáng và tự vỗ về mình là các trí thức cấp tiến, mở đường và khai sáng cho cả dân tộc. Giáo sư Chu Hảo là người đứng đầu đám trí thức cấp tiến này, và vẫn được biết tới như một người uy tín, thiết tha yêu tri thức và có trình độ học vấn cao, được cộng đồng công nhận như một nhân vật thuộc giới tinh hoa hiếm hoi ở Việt Nam. Thế nhưng, trong buổi Seminar gần đây tại 53 Nguyễn Du về chủ đề "Khảo luận thứ 2 về chính quyền" của John Locke, ông ta đã lộ bộ mặt thật của mình.
Buổi thảo luận này do nhóm "Tinh thần Khai Minh" cũng là một nhóm công chức muốn chen chân vào giới trí thức dù không đủ trình độ, chấp nhận làm tay sai cho Chu Hảo và nịnh bợ phe cánh của ông ta bằng cách mượn cuốn "Khảo luận thứ 2 về chính quyền" để tuyên truyền cho nhân quyền, xã hội dân sự và đặc biệt là Cách mạng bạo lực để giải thể nhà nước. Buổi Seminar có sự tham gia của rất nhiều độc giả trẻ tuổi ham hiểu biết. Nhưng họ không ngờ rằng hóa ra đây không phải là buổi giới thiệu và trao đổi về sách mà đây là một buổi tuyên truyền chính trị.
Trong suốt thời gian đầu của buổi Seminar, các diễn giả bao gồm giáo sư Nguyễn Đăng Dung và 3 thành viên của nhóm Tinh Thần Khai Minh say sưa ca ngợi John Locke như một nhà tư tưởng vĩ đại nhất. Họ đặc biệt đề cao việc John Locke đưa ra các khái niệm nhân quyền, xã hội dân sự và quyền sở hữu đất đai. Quyền sở hữu đất đai này ngay lập tức được giáo sư Dung và giáo sư Hảo đá sang Luật sở hữu đất đai và các quy định trong Hiến pháp. Rồi sau đó, họ ngầm khẳng định rằng nhà nước Việt Nam không đạt các tiêu chuẩn của John Locke bởi thế, nhà nước Việt Nam là một đất nước độc tài và lạc hậu. Họ cho rằng, nước Mỹ được như ngày hôm nay chủ yếu là do đã áp dụng tư tưởng của John Locke.
Bộ mặt thật của Chu Hảo và phe cánh của ông ta chỉ lộ rõ khi bị chính những bạn trẻ chất vấn. Có 2 phần hỏi được đưa ra đã gây chấn động các trí thức này. Các câu hỏi này bao gồm các ý sau: Đâu là hạn chế của John Locke? Ở trên thế giới ngoài Mỹ ra còn các quốc gia nào áp dụng John Locke? Nếu ở Mỹ, quyền sở hữu đất đai được tôn trọng thì chính phủ Mỹ đã áp dụng John Locke ra sao trong vấn đề đất đai của người da đỏ? Quyền sở hữu đất đai liệu có phải là nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa thực dân hay không? Những câu hỏi này đều bị giáo sư Chu Hảo và đám trí thức, công chức tự cho mình là cấp tiến và chủ trương khai sáng kia gạt phắt đi, thậm chí có ông còn cho rằng đó là những câu hỏi "xúc phạm đến người đã khuất".
Mục đích "tẩy não" công chúng biểu lộ rõ ràng trong trường hợp này. Qua đây ta có thể thấy giáo sư Chu Hảo không những tham vọng thâu tóm giới trí thức mà còn mong muốn chi phối tư tưởng của giới trẻ. Để đạt mục đích này ông ta đã vứt hết tư cách của một trí thức tinh hoa, không còn tôn trọng sự trung thực của kiến thức, không tôn trọng tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, không giữ tinh thần khách quan khoa học. Và vì thế, giá trị nhân phẩm của ông ta cũng sụt giảm ngay trước mắt giới trẻ.
Ông ta đã sai lầm khi từ chối trả lời những câu hỏi này. Ngay sau đó, nhiều bạn trẻ đã bỏ về sớm. Nhiều độc giả trẻ khác cảm thấy không thỏa mãn vì đó mới là những điều họ cần biết chứ không phải mớ lý thuyết suông. Những kẻ bất chính và đầy âm mưu như ông và phe cánh của ông chỉ sớm chuốc lấy thất bại mà thôi.
Theo Loa Phường
Nhận xét
Đăng nhận xét