Chuyển đến nội dung chính

7 VỤ ĐẠI ÁN ĐƯỢC XÉT XỬ TRONG NĂM 2018

1. Đại án kinh tế tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp Dầu khí (PVC).

Phiên xử phúc thẩm tháng 5/2018 y án 13 năm tù giam với ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc là vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại dương (OceanBank) vào tháng 9/2008.
Đối với Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐQT PVC), sau khi trở về nước đầu thú đã bị kết án chung thân về tội “Tham ô tài sản” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
2. Đại án kinh tế ở ngân hàng Ocean Bank: Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm đã có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng.

Hà Văn Thắm bị tuyên mức án tù chung thân về 4 tội: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay, lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và tham ô tài sản.
Năm 2018 diễn ra giai đoạn II của vụ án này. Cơ quan điều tra xác định: Ngoài hành vi chỉ đạo chi lãi suất ngoài hợp đồng để thu hút khách hàng, gây thiệt hại cho ngân hàng 1.500 tỷ đồng đã bị xét xử, bị cáo Thắm còn liên quan đến các khoản vay có tổng dư nợ xấu tới 1.800 tỷ đồng của 8 khách hàng là doanh nghiệp...
Liên quan đến vụ án, ông Nguyễn Xuân Sơn (nguyên TGĐ Oceanbank) bị tuyên án tử hình về các tội “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng”, “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
3. Vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng:

 Đường dây đánh bạc qua mạng thu hút hàng triệu tài khoản tham gia, với số tiền hàng chục nghìn tỷ đồng được vạch trần trong tháng 4/2018. Cơ quan điều tra xác định liên quan trong đường dây này có hai cựu tướng Công an là Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra tháng 11/2018 kết án: Bị cáo Phan Văn Vĩnh 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cùng tội trên, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa nhận bản án 10 năm tù. Bị cáo Phan Sào Nam nhận bản án án 5 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền. Bị cáo Nguyễn Văn Dương bị tuyên 10 năm tù về hai tội danh tương tự.
4. Vụ đại án ngân hàng Đông Á (DAB) liên quan đến Phan Văn Anh Vũ: 
Tháng 12/2017, cơ quan điều tra khởi tố Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về tội “Làm lộ bí mật Nhà nước” sau đó tiếp tục khởi tố thêm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Ông Phan Văn Anh Vũ còn bị điều tra, xác minh làm rõ những sai phạm trong việc thực hiện dự án, mua bán, chuyển nhượng tại Đà Nẵng. Tại phiên sơ thẩm diễn ra tháng 7/2018, Phan Văn Anh Vũ bị tuyên phạt 9 năm tù.
5. Đại án Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB): Xét xử nguyên Chủ tịch HĐQT của VNCB - Phạm Công Danh; nguyên Phó Chủ tịch ngân hàng Sacombank Trầm Bê và đồng phạm.

Tháng 8/2018, HĐXX nhận định Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng cho VNCB. Tòa án Nhân dân TPHCM quyết định tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 20 năm tù, tổng hợp với hình phạt trong giai đoạn một của vụ án, bị cáo Danh nhận mức án tổng cộng 30 năm tù giam. Bị cáo Trầm Bê, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank nhận 4 năm tù giam.
6. Vụ án ở Tổng công ty Thái Sơn (thuộc Bộ Quốc phòng): Xét xử Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm.

Trong vụ án này, cựu thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc) bị VKS Quân sự Trung ương truy tố về 2 tội: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Ngày 01/11, bị cáo Đinh Ngọc Hệ - nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn - bị tuyên án 12 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
7. Xét xử vụ lừa đảo ở Housing Group, liên quan đến cựu Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga và đồng phạm.

Tòa cho rằng có đủ căn cứ kết luận bà Châu Thị Thu Nga có hành vi gian dối khiến khách hàng góp vốn vào các dự án. Tháng 4/2018, Tòa phúc thẩm Tòa án cấp cao tại Hà Nội tuyên án Chung thân với bà Châu Thị Thu Nga về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Đàm Tuấn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NỮ ANH HÙNG ĐẤT CẢNG VÀ LỊCH SỬ PHONG TRÀO DU KÍCH HOÀNG NGÂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở HƯNG YÊN

Liệt sỹ Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân) Chị Hoàng Ngân tên thật là Phạm Thị Vân, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình tiểu thương yêu nước tại phố Chavassieux (nay là phố Quang Trung - Hải Phòng). Ngay từ khi là cô nữ sinh 14 tuổi, Hoàng Ngân đã làm nhiệm vụ đưa thư từ công văn cho tổ chức và hăng hái tham gia các phong trào cách mạng. Năm 17 tuổi, chị được tổ chức kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trưởng thành trong máu lửa của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, chị Hoàng Ngân sớm thể hiện là người có năng lực, có tài vận động quần chúng nhân dân lao động tham gia các cuộc đấu tranh cách mạng. Nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm, chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao. Những ngày đầu tham gia cách mạng, chị Hoàng Ngân đã đảm nhiệm việc liên lạc giữa Xứ uỷ Bắc Kỳ với Trung ương Đảng và là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng, làm công tác phụ vận, binh vận, xây dựng cơ sở cách mạng ở Hà Nội, Hà Đông, Hưng Yên…Tham gia tích cực vào mặt trận dân tộc...

Chặn đứng hoạt động trái phép "Hội thánh đức chúa trời"

Chia sẻ Hoạt động của cái gọi là "Hội thánh của Đức chúa Trời" tại Hải Phòng Ngày 27/3/2018, Công an huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã kịp thời ngăn chặn đối tượng Trần Hữu Nghị (40 tuổi, ĐKTT Tổ 8, phường Lãm Hà, quận Kiến An; là đối tượng không nghề nghiệp và nghiện ma tuý) câu kết với Nguyễn Văn Hiếu (40 tuổi, ĐKTT xã Hồng Thái Tây, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) tuyên truyền tôn giáo trái phép trên địa bàn xã Lập Lễ. 

LỢI DỤNG GÓP Ý DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII ĐỂ KÍCH ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

  Trong khi đông đảo các tầng lớp nhân dân đang có những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng thì vẫn còn một số người cố tình lợi dụng việc đóng góp ý kiến để xuyên tạc, tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch. Vì vậy, việc nhận diện một cách đầy đủ âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng từ đó chủ động triển khai các công tác, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là rất cần thiết khi Đại hội XIII của Đảng đang đến gần. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vừa qua, bốn dự thảo văn kiện Đại hội XIII (gồm Dự thảo báo cáo chính trị; Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lượ...