Sáng nay ngày 31/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố sự bùng phát chủng virus corona mới từ Trung Quốc là Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC). Tính đến hết ngày hôm nay 31/1/2020, địch bệnh viêm đường hô hấp do chủng virus corona này đã khiến 213 người thiệt mạng và hơn 9.000 người nhiễm bệnh ở Trung Quốc. Sự lây lan của chủng virut này được đánh giá là rất đáng lo ngại. Tại Việt Nam cũng đã phát hiện 2 cha con người Trung Quốc và 3 người Việt Nam mắc loại bệnh này.
Cảnh chen lấn mua khẩu trang tại Hà Nội
Lợi vấn đề trên, nhiều người đã chuộc lợi bằng cách thu gom, tăng giá bất hợp lý trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng cho việc phòng bệnh trong đó chủ yếu là khẩu trang, nước sát trùng và găng tay y tế.
Trước tình hình dịch bệnh do vi rút corona diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã có khuyến cáo người dân tránh tụ tập nơi đông người và đeo khẩu trang y tế để phòng bệnh. Trong những ngày này, tại Hà Nội, nhiều người dân đã đổ xô đi mua khẩu trang y tế dẫn tới khan hiếm, thậm chí “cháy” mặt hàng này.
Nhiều người dân đã tỏ khá bức xúc khi một số cơ sở bản thuốc đẩy giá khẩu trang cao gấp 4-5 lần so với giá trước đây tại một số hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội. Một hộp khẩu trang y tế dùng một lần có giá từ 20.000-30.000 đồng đang được bán với giá từ 100.000-150.000 đồng.
Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý theo địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chữa bệnh khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh của virus corona;
Đồng thời vào cuộc kiểm tra, phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh của virus corona để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả là hàng hóa dùng để phòng, chữa bệnh.
Những hành vi nêu trên không chỉ chịu xử phạt hành chính mà còn là hành vi phạm tội. Tại Điều 196 Bộ Luật Hình sự năm 2015 quy định “người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Có thể thấy, sự vào cuộc của Tổng cục Quản lý thị trường phần nào đã làm cho người dân cảm thấy yên tâm hơn trong việc trang bị những dụng cụ thiết yếu để tự bảo vệ mình trước một đại dịch mang tên virut corona.
Nguồn: Người con đất mẹ
Nhận xét
Đăng nhận xét