Sáng hôm qua ngày 30/1/2020, gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Chính phủ trước giờ làm việc trong ngày đầu năm mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “việc hôm nay chớ để ngày mai” và yêu cầu "phải bắt tay ngay vào công việc, không để bất cứ sơ suất nào xảy ra trong quá trình chống dịch cũng như các nhiệm vụ chính trị khác ngay đầu năm”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong ngày làm việc đầu năm mới của VPCP
Thủ tướng hoan nghênh Văn phòng Chính phủ đã rất quan tâm đến đời sống cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Không chỉ vậy, Văn phòng Chính phủ còn tham mưu cho Chính phủ trong việc tổ chức, lo cho người dân đón Tết, bảo đảm cung ứng hàng hóa, an ninh, an toàn và nhất là Nghị định 100.
Có thể thấy, hơn 30 ngày nay từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực đã tác động rất lớn đến người tham gia giao thông và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, quán nhậu. “Đã uống rượu bia là không lái xe” từ một khẩu hiệu đã trở thành câu nói của nhiều người khi sử dụng rượu bia, tạo nên chuyển biến tích cực trong việc thay đổi hoàn toàn thói quen xấu xí của đa số người Việt trong việc lạm dụng quá nhiều bia rượu.
Sau gần 30 ngày triển khai, Nghị định 100 đã đạt được những hiệu quả rõ rệt
Nghị định 100 của Chính phủ không chỉ là việc cấm rượu bia khi tham gia giao thông mà ý nghĩa của nó còn là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người vì những tác hại đã thấy rõ nét của rượu bia, gồm 9 tác hại như sau:
1 - Ảnh hưởng tới não bộ.
Khi một lượng cồn lớn vào trong cơ thể chúng gây rối loạn bộ não của cơ thể, khiến bộ não của chúng ta không còn kiểm soát, điều chỉnh được các hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liễu lĩnh hơn.
2 - Ảnh hưởng tới cơ tim.
Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương . Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
3 – Tác hại với dạ dày.
Theo một số nghiên cứu, khi rượu bia vào trong cơ thể chũng bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày, loét dạ dày và tá tràng.
4 – Tác hại với bệnh gan.
Khi rượu vào cơ thể nó được hấp thụ nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30 -60 phút tòan bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển hóa chủ yếu vào tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
5 – Tác hại với tim mạch, huyết áp.
Rượu gây ra thiếu B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm khả năng gắng sức … dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.
6 – Giảm sức đề kháng của cơ thể.
Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió …
7 – Ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout. Người uống rượu sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp.
8 – Ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sức khỏe sinh sản.
Đối với nam giới, nồng độ cồn trong máu từ 8 -10 g/100cc đủ làm giãn nở mạch máu , gây cản trở quá trình quan hệ, đặc biệt rượu bia còn làm ảnh hưởng chất lượng tinh trùng, khi kết hợp với trứng để thụ thai dễ dẫn đến suy yếu thế hệ.
Đối với nữ giới nghiện rượu sẽ làm suy yếu vùng hạ đồi – tuyến yên, buồng trứng dẫn đến trứng không rụng nữa, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây nguy cơ sinh non…
9 – Gây ra các bệnh về tâm thần.
Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số các bệnh lý rối loạn tâm thần.
Tuy nhiên, khi Nghị định 100 ra đời cũng đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Bên cạnh phần lớn người dân ủng hộ thì còn một số người đưa ra quan điểm quan ngại và cho rằng mức xử phạt là quá nặng.
Tuy nhiên, các số liệu đưa ra về việc giảm thiểu đáng kể tai nạn giao thông do rượu bia ngay sau khi Nghị định 100 ra đời đã chứng minh sự đúng đắn của Nghị định này. Không chỉ vậy, Nghị định 100 còn mang lại hạnh phúc gia đình khi mà “nhiều bà xã yên tâm vì chồng không còn uống rượu, đi đường nữa”.
Nhận xét
Đăng nhận xét