Ngày 11/11, Tòa án Nhân dân TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về các tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Đây là nhóm đối tượng có liên quan tới tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Trong vụ án này, 3 bị cáo: Châu Văn Khảm (sinh năm 1949, quốc tịch Việt Nam, Australia; thường trú tại Australia); Nguyễn Văn Viễn (sinh năm 1971, ngụ tại Quảng Nam); Trần Văn Quyền (sinh năm 1999, trú tại Hà Tĩnh).
Các đối tượng trước tòa
Ngay sau khi phiên tòa diễn ra, như thường lệ một số tổ chức và một số luật sư bất đồng chứng kiến đã lên tiếng phản đối bản án. Đại diện Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), ông Phil Robertson, phó giám đốc Phân Ban Châu Á, vào ngày 11 tháng 11 cũng có tuyên bố về mức án dành cho ông Châu Văn Khảm: “Chúng tôi tin là bản án này có động cơ chính trị. Chúng tôi không tin ông ấy là kẻ khủng bố. Chúng tôi cho là ông ấy cũng như những người khác lên tiếng về vấn đề nhân quyền, hay là muốn thay đổi dân chủ cho Việt Nam”. Còn luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, người bào chữa cho ông Châu Văn Khảm, nói với RFA ngay sau phiên tòa hôm 11/11: “Tôi thấy là bản án xử như vậy khắc nghiệt quá, mức án nặng quá. Dù theo luật thì có tình tiết có thể chuyển khung hình phạt thấp hơn 10 năm nhưng họ vẫn xử bình thường, không chiếu cố tình tiết giảm nhẹ”.
Được biết, “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” - Việt Tân là tổ chức phản động do Hoàng Cơ Minh thành lập năm 1982 tại Thái Lan. Ngày 4/6/2016, Bộ Công an đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố tại Việt Nam. Chủ tịch hiện nay của tổ chức là Đỗ Hoàng ĐiềmTừ cuối năm 2018 đến đầu 2019, Điềm chỉ đạo các thành viên móc nối để phát triển lực lượng, tổ chức huấn luyện và đưa người về Việt Nam để cung cấp tài chính, kích động biểu tình nhằm chống phá nhà nước.
Trong số các thành viên có Châu Văn Khảm - người tham gia từ năm 2010, có bí danh Hoàng Liên và được cử làm đại diện “cơ sở đảng bộ Sydney” kiêm “Bí thư Đảng bộ Úc Châu”. Khảm cũng là người thường xuyên có mặt tại các buổi gây quỹ hỗ trợ cho các đối tượng chống phá. Đầu tháng 1/2019, Khảm nhập cảnh vào Campuchia, sau đó dùng tên giả về Việt Nam qua đường bộ. Ở trong nước, Khảm tiếp tục lôi kéo Nguyễn Văn Viễn vào tổ chức rồi bố trí cho xuất cảnh sang Campuchia tham gia một lớp huấn luyện.
Tương tự Viễn, Trần Văn Quyền được Khảm lôi kéo vào tham gia Việt Tân từ tháng 9/2018. Sau đó, Quyền là người thuê làm 2 giấy CMND cho các thành viên “Việt Tân” và khảo sát một số tuyến đường có lắp đặt vị trí camera để cung cấp cho Điềm, đồng thời cũng sang Campuchia tham dự lớp “tập huấn”.
Hành vi của Khảm, Viễn, Quyền là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cần phải cách ly khỏi xã hội, nếu không thì sẽ có nhiều người vô tội bị lôi kéo vào tổ chức khủng bố Việt Tân. Châu Văn Khảm được nhận mức án 12 năm tù về tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, Khảm sẽ bị trục xuất sau khi chấp hành xong bản án. Còn Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền bị phạt mức án lần lượt là 11 và 10 năm tù. Sau khi chấp hành án xong Viễn và Quyền phải chịu lệnh quản chế 5 năm tại địa phương.
Theo đánh giá của giới chuyên gia trong ngành Luật học thì bản án này là hoàn toàn xứng đáng và phù hợp với tội danh của các đối tượng, đồng thời, những hành vi của các đối tượng cũng không hề có tình tiết giảm nhẹ.
Điều 51 BLHS năm 2015. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Nhận xét
Đăng nhận xét