Chuyển đến nội dung chính

THIÊN ĐƯỜNG MÙ VÀ NHỮNG PHẬN NGƯỜI NHẬP CƯ LẬU

Tin báo tử tuyệt vọng đã được nhắn đi rồi. Những giọt nước mắt tiếc thương và bàn thờ đã được lập lên rồi. Nguồn tin cũng đang xác nhận danh tính những “nô lệ thời hiện đại” trong vụ 'ngộ sát' xảy ra mấy ngày qua ở nước Anh, gây chấn động thế giới ...

Chấn động bởi tính chất khủng khiếp vượt ngoài mọi trí tưởng tượng của nhiều người khi đã ở thế kỷ XXI “hậu hiện đại” này nhưng lại vẫn còn những con người bị buôn bán làm “nô lệ”, không phải trên những chiếc tàu như ở thế kỷ XVII – XVIII, mà ở trong những thùng container đông lạnh ở nhiệt độ âm 25 độ. Chấn động bởi số phận của những con người đáng thương ấy còn thê thảm hơn những nhân vật trong thời chiến của tiểu thuyết “Bản du ca cuối cùng” của nhà văn Enrich Maria Remarque.
Vì sao trong thời kỳ này mà lại vẫn còn những người liều mạng vượt biên bằng những con đường mạo hiểm nhất, chết chóc nhất để đi tìm một tương lai “nô lệ thời hiện đại”? Vì sao họ lại bỏ cả gia sản, cầm cố nhà cửa, vay mượn tứ bề để có tiền cống nạp cho bọn buôn lậu con người với hy vọng mơ hồ về những cuộc đổi đời? Vì sao ở thời đại thông tin toàn cầu này mà vẫn có những cư dân thiếu hiểu biết, kém thông tin đến thế về nạn buôn người, chăn dắt lao động?
Nhiều người tuy thương xót nhưng cũng trách những người nhập cư lậu là “ngu dại”, “ôm mộng làm giàu”. Nhưng cần phải biết rằng xu thế di dân, nhập cư của những cư dân thuộc vùng đói nghèo đến những “vùng đất hứa” là xu hướng chung của quốc gia, quốc tế bao lâu nay. Cái đói tuy đã được đẩy lùi về cơ bản trên toàn cầu, nhưng cái nghèo, nghèo tuyệt đối hay nghèo tương đối, vẫn còn đầy ở những nước “đang phát triển” như nước ta.
Cũng khó có thể trách những nạn nhân của vụ thảm họa buôn người ở nước Anh vừa qua bởi có những làng như làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh hà Tĩnh, được cho là “giàu nhất nước” vì có nhiều người đi nước ngoài lao động. Ngay như thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đã viết về thảm họa vừa xảy ra: “Cả đất nước và đúng là cả thế giới bị sốc bởi thảm kịch và sự tàn khốc của số phận những người vô tội đã phải chịu đựng khi họ đang hy vọng về một cuộc sống tốt hơn tại đất nước này”.
Thực ra, đó là “những cái chết đã được báo trước” khi mà nước Anh hay các nước châu Âu khác không lạ gì với phương cách mà bọn buôn người đã đưa người nhập cư vào đất nước họ qua những thùng xe thường chỉ chuyên chở những khối thịt đông lạnh. Hàng ngàn người châu Á đã được đưa đi bằng phương cách này và đã có những thảm kịch tương tự xảy ra trước đó. Thậm chí, các “thảm kịch và sự tàn khốc” của phương thức buôn người này đã được đưa cả lên phim ảnh, như bộ phim Người vận chuyển khá nổi tiếng.
Việc những người di dân mạo hiểm chui vào các thùng container đông lạnh có thể nói phần nào là hệ quả của các “biện pháp cảnh sát” cấm nhập cư nghiêm ngặt của các nước phát triển ở châu Âu. Nó cũng cho thấy sự thờ ơ trong việc bảo hộ công dân của những nước có các di dân nhập cư lậu. Như báo Vietnamnet đưa tin, chủ tịch xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Nghệ An cho biết, toàn xã có đến 704 người đi lao động ở châu Âu nhưng phần lớn không khai báo nên không biết có bao nhiêu người đi theo con đường trái phép.
Rõ ràng là việc các lao động nhập cư chấp nhận mạo hiểm, chấp nhận làm “nô lệ thời hiện đại” để đổi lấy “cuộc sống tốt hơn” cho thấy nhu cầu lao động giá rẻ vẫn có ở các nước phát triển như nước Anh. Vì sao các bộ, ngành, chính quyền, chính phủ nước ta không nghĩ đến việc hợp tác, ký kết, tổ chức cung ứng nhu cầu này một cách hợp pháp thay vì để họ ra đi một cách mạo hiểm, mù quáng đến thế?
Vì sao mãi đến khi đã xảy ra những thảm họa, thảm kịch rồi ta mới bắt đầu áp dụng các “biện pháp cảnh sát” điều tra tìm bắt những đường dây buôn người? Vì sao ngay cả khi đã xảy ra thảm họa rồi mà chúng ta vẫn chưa nghĩ đến việc nghiên cứu điều tra xã hội học xem nguyên nhân nào dẫn tới việc vượt biên nhập cư trái phép và biện pháp nào để giảm thiểu, chấm dứt các sự việc đau lòng này, bởi đó chính là những biện pháp “bảo hộ công dân” tốt nhất và cũng là những biện pháp để gìn giữ thể diện quốc gia.
“Tha hương là cay đắng”, như Carl Jung đã nói, và còn hơn thế nữa, tha hương bây giờ còn có thể là thảm họa, chết chóc, tang thương…
Nguồn: www.motthegioi.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NỮ ANH HÙNG ĐẤT CẢNG VÀ LỊCH SỬ PHONG TRÀO DU KÍCH HOÀNG NGÂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở HƯNG YÊN

Liệt sỹ Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân) Chị Hoàng Ngân tên thật là Phạm Thị Vân, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình tiểu thương yêu nước tại phố Chavassieux (nay là phố Quang Trung - Hải Phòng). Ngay từ khi là cô nữ sinh 14 tuổi, Hoàng Ngân đã làm nhiệm vụ đưa thư từ công văn cho tổ chức và hăng hái tham gia các phong trào cách mạng. Năm 17 tuổi, chị được tổ chức kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trưởng thành trong máu lửa của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, chị Hoàng Ngân sớm thể hiện là người có năng lực, có tài vận động quần chúng nhân dân lao động tham gia các cuộc đấu tranh cách mạng. Nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm, chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao. Những ngày đầu tham gia cách mạng, chị Hoàng Ngân đã đảm nhiệm việc liên lạc giữa Xứ uỷ Bắc Kỳ với Trung ương Đảng và là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng, làm công tác phụ vận, binh vận, xây dựng cơ sở cách mạng ở Hà Nội, Hà Đông, Hưng Yên…Tham gia tích cực vào mặt trận dân tộc...

Chặn đứng hoạt động trái phép "Hội thánh đức chúa trời"

Chia sẻ Hoạt động của cái gọi là "Hội thánh của Đức chúa Trời" tại Hải Phòng Ngày 27/3/2018, Công an huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã kịp thời ngăn chặn đối tượng Trần Hữu Nghị (40 tuổi, ĐKTT Tổ 8, phường Lãm Hà, quận Kiến An; là đối tượng không nghề nghiệp và nghiện ma tuý) câu kết với Nguyễn Văn Hiếu (40 tuổi, ĐKTT xã Hồng Thái Tây, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) tuyên truyền tôn giáo trái phép trên địa bàn xã Lập Lễ. 

LỢI DỤNG GÓP Ý DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII ĐỂ KÍCH ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

  Trong khi đông đảo các tầng lớp nhân dân đang có những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng thì vẫn còn một số người cố tình lợi dụng việc đóng góp ý kiến để xuyên tạc, tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch. Vì vậy, việc nhận diện một cách đầy đủ âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng từ đó chủ động triển khai các công tác, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là rất cần thiết khi Đại hội XIII của Đảng đang đến gần. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vừa qua, bốn dự thảo văn kiện Đại hội XIII (gồm Dự thảo báo cáo chính trị; Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lượ...