Chuyển đến nội dung chính

Thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ với chế độ như thế nào?


Thực dân Pháp cai trị Nam Kỳ với chế độ như thế nào?


 Bộ sách “Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ” nghiên cứu một cách hệ thống về thực dân Pháp, cách tổ chức, cai trị, bóc lột ở Nam Kỳ trong gần 100 năm.
Những lớp người sinh ra sau năm 1954 không còn thấy cảnh thực dân Pháp gây ra với nhân dân ta, bởi chế độ thực dân đã nói lời cáo chung hơn nửa thế kỷ.


Lớp người sinh sau không còn thấy cảnh thực dân Pháp bắt nhốt hàng trăm chiến sĩ yêu nước của ta, tra tấn dã man. Họ không còn thấy cảnh nhân dân nghèo khổ ở nông thôn, thành thị không đủ sức đóng sưu, đóng thuế, phải trốn chui trốn nhủi, không còn thấy cảnh các tá điền bị chủ đồn điền bóc lột tới tận xương tủy, phải bán vợ con…
Những gì mà lớp trẻ ngày nay nhìn thấy, từ những gì người Pháp để lại, có thể là những tòa dinh thự tráng lệ ở thành thị, những tuyến đường thẳng tắp, các công trình như bệnh viện, trường học, vườn hoa…
Vì chỉ thấy những điều đó, nên lớp người sinh sau có thể hiểu mơ hồ, hoặc không đúng bản chất của chế độ thực dân Pháp trong quá khứ.
Bộ sách Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam kỳ (1859-1954) cung cấp nhiều tư liệu giá trị, là nguồn thông tin hữu ích cho bạn đọc yêu lịch sử.
Bởi vậy, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, với những tư liệu tìm được, đã viết nên bộ sách Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954). Ở tuổi ngoài 90, ông thực hiện công trình với tâm huyết, mong muốn các nhà nghiên cứu trẻ sử dụng, thực hiện những công trình giá trị và sâu sắc hơn.
Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954) là bộ sách gồm 2 tập do NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
Đây là bộ sách đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Nam Kỳ trong gần 100 năm. Sách trình bày một số vấn đề về mối quan hệ Pháp - Việt từ thời Nguyễn Ánh đến trước năm 1858, trong đó có vai trò của các giáo sĩ Cơ đốc giáo.
Tác giả mô tả quá trình thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, phản ánh sự chống cự yếu ớt và đường lối của triều đình Huế.
Tập sách cũng phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp anh dũng của sĩ dân Nam Kỳ, trải qua nhiều giai đoạn như cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đến trước năm 1930, 1930-1945, 1945-1954.
Tác giả dùng một phần dung lượng của bộ sách đi sâu, trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thực dân ở Nam Kỳ, từ trung ương xuống địa phương. Trong đó, tác giả đưa ra những thông tin về cách thức tổ chức quản lý hành chính cấp thành phố, khu, thị xã, quận, tổng, làng…
Cách mà thực dân Pháp tổ chức ngành tư pháp, lực lượng quân sự, hay chính sách của chính quyền thực dân đối với châu Á cũng được đưa vào sách.
Sách cũng trình bày công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ, chia làm các phần như: khai thác giao thông, vận tải, khai thác công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động tài chính, thương mại, giáo dục, văn hóa thể thao, hoạt động tôn giáo, bưu chính, y tế…
Thuc dan Phap cai tri Nam Ky voi che do nhu the nao? hinh anh 2
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư, tác giả bộ sách.
Giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân nân Nguyễn Ngọc Cơ đánh giá Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ (1859-1954) là một công trình nghiêm túc, có giá trị về nhiều mặt.
Giáo sư nhận xét: “Vượt trên sự hiểu biết thông thường, gần như có định kiến về thời kỳ thuộc địa bấy lâu nay, lần này bộ sách của Nguyễn Đình Tư, bằng những tư liệu, số liệu, sự kiện đầy tính thuyết phục, với cách thức trình bày dễ hiểu, những nhận định, đánh giá khách quan, trung thực đã góp phần khỏa lấp đi nhiều chỗ trống mà các bộ sử nước ta chưa thể khắc phục hết”.
Theo GS. TS Nguyễn Ngọc Cơ, thông qua cuốn sách, những vấn đề mang tính hai mặt của chế độ thực dân ở Nam Kỳ được thể hiện rõ nét. Từ đây có thể suy rộng ra về tình hình của nước Việt Nam trong khoảng thời gian trên dưới 80 năm bị người Pháp đô hộ.
Lâu nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đơn lẻ về chế độ thực dân của Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, bộ sách của Nguễn Đình Tư tập hợp khá đầy đủ, chi tiết, cung cấp khá nhiều thông tin có giá trị, độ tin cậy cao. 
Để thực hiện cuốn sách này, tác giả sử dụng nhiều nguồn thông tin, trong đó có nguồn tư liệu khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II. Tác giả dày công sưu tầm các sắc lệnh, nghị định suốt gần 100 năm của chính quyền thực dân Pháp tại Nam kỳ. 
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư (sinh năm 1922) quê ở Thanh Chương, Nghệ An. Thời kháng chiến chống Pháp, ông là cộng tác viên của báo Độc Lập.
Sau đó, ông lần lượt trải qua các công việc tại Ty Điền địa Phú Yên, viết bài về Phú Yên cho tạp chí Bách khoa Phổ thôngNha Điền địa (Bộ Canh nông) đến ngày miền Nam được giải phóng.
Năm 1966, ông là Ủy viên Thường trực Hội đồng đặt và đổi tên đường Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là người đề xuất đặt cho TP HCM hai con đường Hoàng Sa và Trường Sa.
Tần Tần - Zing.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LỢI DỤNG GÓP Ý DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII ĐỂ KÍCH ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

  Trong khi đông đảo các tầng lớp nhân dân đang có những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng thì vẫn còn một số người cố tình lợi dụng việc đóng góp ý kiến để xuyên tạc, tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch. Vì vậy, việc nhận diện một cách đầy đủ âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng từ đó chủ động triển khai các công tác, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là rất cần thiết khi Đại hội XIII của Đảng đang đến gần. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vừa qua, bốn dự thảo văn kiện Đại hội XIII (gồm Dự thảo báo cáo chính trị; Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lược ph

CẢNH GIÁC TRƯỚC HOẠT ĐỘNG LỢI DỤNG LŨ LỤT Ở MIỀN TRUNG CHỐNG ĐỐI CHÍNH QUYỀN CỦA MỘT SỐ LINH MỤC

   Lợi dụng tình hình lũ lụt tại miền Trung thời gian qua, số linh mục cực đoan trong Công giáo ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế đã tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng, tình trạng sạt lở đất, mưa lũ tại miền Trung vừa qua là do “nhân tai” gây ra; vu khống chính quyền “thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người dân”; chưa dừng lại, số linh mục này còn kêu gọi giáo dân tụ tập biểu tình, phản đối chính quyền, đòi hủy bỏ  Đại hội XIII của Đảng. Một số linh mục kích động người dân biểu tình lợi dụng lũ lụt ở miền Trung Trong bối cảnh lũ lụt xảy ra, đáng lẽ cần chia sẻ, động viên, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn, thì một số người lại tảng lờ hiện tượng thời tiết cực đoan để lên mạng bình luận khiến người mơ hồ ngộ nhận thiệt hại chỉ có ở Việt Nam, và tất cả là do chính quyền! Một số người khác “mượn gió bẻ măng” hô hào luận điệu mị dân; vu cáo chính quyền cản trở hoạt động từ thiện; vu khống Đảng, Nhà nước, Chính phủ thiếu trách nhiệm với dân, lãnh đạo không sâu

GIÁM ĐỐC CÔNG AN TP HẢI PHÒNG: Sẽ xử lý nghiêm cá nhân thu sai phí làm thẻ CCCD

  Giám đốc Công an TP.Hải Phòng khẳng định sẽ xử lý nghiêm các trường hợp thu phí làm thẻ CCCD cao hơn quy định. Ảnh CTV Liên quan đến việc thu phí cao hơn quy định khi làm thẻ căn cước công dân (CCCD) cho người dân ở huyện Tiên Lãng và An Lão, Thiếu tướng Vũ Thanh Chương, Giám đốc Công an thành phố  Hải Phòng  đã có trao đổi thông tin với PV Lao Động.     Theo thiếu tướng Vũ Thanh Chương, ngày 4.4, đường dây nóng của Công an TP Hải Phòng có nhận được phản ánh của công dân trên địa bàn xã Tiên Minh (huyện Tiên Lãng) về việc bị thu phí làm thẻ CCCD gắn chip cao hơn quy định (100.000 đồng/người). Trong khi Thanh tra của Công an TP.Hải Phòng đang xác minh việc tố cáo của công dân, báo chí cũng đưa tin về vụ việc này. Theo đó, Giám đốc Công an TP. Hải Phòng  đã khẩn trương chỉ đạo các phòng chức năng nghiệp vụ của Công an thành phố và Công an huyện Tiên Lãng xác minh. Kết quả xác minh, có 2 trường hợp người dân tại địa bàn xã Tiên Minh (huyện Tiên Lãng) khi làm thẻ CCCD bị thu phí 100.000