Các cụ ta có câu"
Trông mặt mà bắt hình dong" quả chẳng sai. Tôi dám cá chắc ít người có
thiện cảm khi gặp hoặc nhìn chân dung luật sư Trần Vũ Hải, nhất là khi được
chiêm ngưỡng những bức ảnh ông Hải đang biểu hiện các tư thế cảm xúc. Với vẻ bề
ngoài này, chân thành mà nói, khó có thể tạo được ấn tượng tốt với người đối
diện.
Trần Vũ Hải sinh năm
1962 tại Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân ngành Luật, từng tu nghiệp tại Đức.
- Năm 2005, sau một
thời gian làm cố vấn pháp lý cho Liên đoàn bóng đá Việt Nam Khóa III,
Trần Vũ Hải đã tự ứng cử vào vị trí Chủ tịch liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Trong
đơn ứng cử, ông Hải cho rằng "một
luật sư hoàn toàn có thể làm Chủ tịch Liên đoàn bóng đá một quốc gia, thậm chí
thế giới. Ông cũng khẳng định mình đủ kiến thức, khả năng, các mối quan
hệ, nền tảng tài chính và thời gian để cống hiến cho bóng đá nước nhà”.
Điều này khiến mọi người nhớ đến việc Cù Huy Hà Vũ tự ứng cử vào vị trí Bộ
trưởng Bộ Giáo dục. Toàn là những vị trí có quy trình bổ nhiệm hết sức khắt
khe. Thật lòng không hiểu 2 vị ngông tới mức nào nhưng điều đó cũng thể hiện
tính cách, tham vọng, ảo tưởng và cả “con đường chiến đấu” mà họ đang chọn.
- Năm 2009, luật sư
Trần Vũ Hải lại khiến dư luận đặt dấu hỏi to đùng về năng lực và trách nhiệm
của mình. Là luật sư có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về các luật lệ của VFF
nhưng ông Hải đã phạm phải những lỗi sơ đẳng, không thể chấp nhận được. Theo
ông Nguyễn Nam Hùng, Trưởng ban tư cách đại biểu Đại hội Ban chấp hành VFF Khóa
VI, cho biết: “Cả Sài Gòn United lẫn luật
sư Trần Vũ Hải - người đại diện CLB, đã không tuân thủ đúng trình tự và trái
với quy định về mặt hành chính để trở thành đại biểu chính thức tham dự ĐH”.
Ông Hải không đủ điều kiện để là đại biểu cho đội bóng Sài Gòn United, fax gửi
đăng ký tới VFF không có số công văn và muộn 10 ngày so với quy định. Bị tước
tư cách đại biểu, luật sư Hải xin phát biểu nhưng bị chủ tọa từ chối. Đây là sự
kiện hy hữu trong các kỳ Đại hội VFF, bởi lẽ trong lịch sử, chưa có đội bóng
nào bị tước quyền đại biểu chính thức. Thật đáng tiếc cho Sài Gòn United! Thật
xấu hổ thay cho Trần Vũ Hải.
- Những năm gần đây,
tên tuổi của luật sư Trần Vũ Hải gắn liền với một số phiên tòa bảo vệ các thân
chủ tự xưng “ nhà đấu tranh dân chủ” xứ Việt. Ông Hải được xem là luật sư của
các vụ án, cá nhân chống Nhà nước.
Đáng chú ý có vụ luật
sư Trần Vũ Hải bào chữa cho Cù Huy Hà Vũ, thực sự đã tạo ra xì căng đan lớn,
thu hút sự quan tâm của dư luận. Đỉnh điểm của vụ án này là ở phiên tòa sơ
thẩm, luật sư Hải đã bị đuổi khỏi Tòa. Theo tường thuật của một nhà báo trong
phiên tòa trên blog Đào Tuấn’s kể khá chi tiết: “Hiệp “xét hỏi” tiếp tục bế tắc. Một bác hội thẩm ngồi im không nói một
câu. Bác hội thẩm nhuộm tóc liên tục nhắc bị cáo: Bình tĩnh. Luật sư: Bình
tĩnh. Thẩm phán Nguyễn Hữu Chính liên tục rung chuông, liên tục nhắc nhở các
luật sư và bị cáo “dừng lại”. Một nữ đồng nghiệp chép miệng rằng có khi bác
Chính phải “dừng lại” đến 4-500 lần chứ không ít. Mình cũng đếm có phút, ông đã
hơn 10 lần rung chuông, nhắc “dừng lại”. Và đỉnh điểm là trong phần xét hỏi,
ông đã yêu cầu lực lượng cảnh sát tư pháp “mời” LS Trần Vũ Hải ra khỏi toà khi
bị nhắc nhở “dừng lại” tới 3 lần, mà ông Hải vẫn tiếp tục nói. Phiên tòa nát
vụn, bế tắc và căng thẳng có lẽ bởi sự không chịu nhau giữa hai bên.
LS Trần Vũ Hải trước nay nổi tiếng là khôn như cáo
hôm nay bỗng nhiên hung hăng tệ. Nào là đề nghị HĐXX công bố toàn văn các tài
liệu dùng để buộc tội bị cáo Vũ theo điều 214 Bộ luật TTHS. Rồi thì vung tay
rằng: Đây không phải là đề nghị mà việc công bố là bắt buộc theo điều 214. Rồi
thì “Các tài liệu là chứng cứ dùng để buộc tội, nên phải công bố”. Đi xa hơn,
LS Hải còn “đề nghị” HĐXX trả lời xem điều 214 Bộ luật TTHS còn có hiệu lực
pháp lý hay không. “Nếu quý toà khẳng định điều luật này không còn hiệu lực thì
chúng tôi sẽ chấm dứt yêu cầu công bố”. Ngay sau đó, dù HĐXX trích một số đoạn
trong các tài liệu dùng làm chứng cứ buộc tội, đến lượt LS Trần Đình Triển tiếp
tục đề nghị phải công bố toàn văn các tài liệu. Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho
rằng các tài liệu này đã bị cắt xén và có tới 12 điểm sai lệch. 3 luật sư sau
đó đã bỏ về khi Chủ toạ phiên toà tuyên bố chấm dứt phần xét hỏi. Hiệp xét hỏi:
Hòa, dù HĐXX đã giơ thẻ đỏ. Và việc bỏ tòa của 3 vị luật sư, dù với lý do gì,
cũng là bỏ trận đấu, bỏ mặc thân chủ, đáng bị xử thua, phạt 3 điểm”.
Còn trên TTX và báo Hà
Nội mới thì đưa tin đánh giá về sự vụ này: “Tại
phiên tòa, 4 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo, gồm Trần Đình Triển, Trần Vũ
Hải, Vương Thị Thanh, Hà Huy Sơn. Do vi phạm nội quy phiên tòa, sau nhiều lần
bị nhắc nhở, luật sư Trần Vũ Hải đã bị Hội đồng xét xử yêu cầu ra khỏi phòng
xử”.
Cùng với nhiều bài
tường thuật khác, chỉ có thể thấy lý do LS Hải bị đuổi khỏi phiên tòa là không
tuân theo sự điều hành của chủ tọa. Đây là lỗi khá nặng của luật sư, hơn nữa
cùng với việc 3 luật sư còn lại “tự đuổi” khỏi phiên tòa cho thấy, những luật
sư này xem việc bảo vệ thân chủ như là “quyền” chứ không là “nghĩa vụ”, xem
chốn công đường “chẳng là cái đinh gỉ” gì.
Ấy nhưng, chưa hết, LS
Hải và mấy LS còn lại tiếp tục kiện về việc “bị đuổi”
và “tự đuổi” khỏi phiên tòa trên, chẳng biết kết quả kiện ra sao vì không thấy
các vị này thông báo. Với tinh thần “chiến đấu” cao như mấy vị này thì đơn kiện
Tòa không dễ bị “chìm xuồng” như thế, bởi vậy chỉ có hai khả năng: hoặc các vị
ấy múa trên mạng cho xôm, hoặc đã nhận được phúc đáp của Tòa nhưng không thể
công khai được vì thấy…bất lợi cho mình.
Đó là chưa kể, trong
lập luận của LS Hải, Cù Huy Hà Vũ không những vô tội, mà còn đáng là anh hùng,
ủng hộ những yêu cầu quái dị của Mr Cù như: đòi hoãn phiên tòa vì bồi thẩm đoàn
đều là … đảng viên, Toà không triệu Thủ tướng hay Chủ tịch nước gì đó đến dự Tòa… Có
vẻ như giống như các luật sư còn lại và bị cáo, LS Hải muốn phá phiên tòa hơn
là muốn nó diễn ra, không phá được thì phải tạo được xì-căng –đan về Toà Việt
để còn có cái mà nói, viết, thu hút dư luận …Lãng xẹt!
Những ai quen biết đều
thấy hình như bị đuổi ra khỏi tòa đã thành “truyền thống” của ông Hải. Tại
phiên tòa vụ án "Lợi dụng quyền tự do dân chủ...", "Chống người
thi hành công vụ" và "Cố ý gây thương tích" xảy ra tại xã Tân
Dân, huyện Khoái Châu, Hưng Yên ngày 27/3/2009, LS Hải và LS Trần Đình Triển,
Lưu Vũ Anh đã bị Tòa đuổi mà theo thẩm phán Nguyễn Trung Kiên “sở dĩ luật sư bị mời ra ngoài vì đã vi phạm
nội quy của tòa như: nghe điện thoại dị động trong phòng xử án, yêu cầu luật sư
đứng lên trả lời HĐXX nhưng luật sư không đứng”. Nghe đâu mấy luật sư này
còn bị đuổi hay bị Thẩm phán phê ở khá nhiều phiên tòa khác. Xem chừng cần phải
thay đổi cách nhìn nhận về vị trí của luật sư chốn công đường ở Việt Nam ta,
thảo nào mà luât sư các nước cứ muốn xin vào hành nghề!!!
- Gần đây, có vẻ như
LS Trần Vũ Hải đặc biệt quan tâm đến các vụ việc đình đám như khiếu kiện đòi
đất đai của các “điểm nóng”.
LS Hải đi đầu trong
việc đưa ra những lập luận rất “mới” trong vụ Đoàn Văn Vươn là Vươn không “chống người thi hành công vụ” mà
là “ phòng vệ chính đáng” hay “tự vệ”, lực lượng cưỡng chế đã “đột nhập trái
phép” vào khu vực cưỡng chế!!! Chỉ có thể thấy một điều duy nhất qua kiểu
lập luận của LS Hải là đánh tráo khái niệm khách quan của hành vi. Căn cứ xem
xét bản chất vụ án là làm rõ đúng sai của quyết định cưỡng chế mảnh đất nhà ông
Vươn, thì lại được đánh tráo sang cách đặt vấn đề “lực lượng thi hành” là “côn
đồ”, là “vi phạm pháp luật” để nhằm ý đồ chính trị gì thì quá rõ: cổ vũ cho
hành động “vĩ đại”,”anh hùng”, “đánh thức dư luận” của một nông dân như Đoàn
Văn Vươn, dùng bạo lực “đương đầu” với chính quyền.
Trong vụ cưỡng chế đất
ở Văn Giang – Hưng Yên không khó để thấy sự xông xáo, năng nổ của LS Hải. Rất
nhiều người được trực tiếp diện kiến khi vị LS này vận động bà con ở đây yên
tâm và quyết tâm …khiếu kiện đến cùng vì LS Hải sẽ chi tiền không giới hạn hỗ
trợ bà con về thủ tục pháp lý, cũng như đeo đuổi việc khiếu kiện. Ai có “khó
khăn” gì LS Hải sẽ giúp đỡ …vô tư. Hay trong vụ kiện EVN của bà con Thái Nguyên
cũng vậy, việc ký hợp đồng thuê LS chỉ là làm …phép, còn yên tâm rằng bà con
khiếu kiện cứ đổ về Hà Nội sẽ được trợ giúp mọi mặt, cả về …vật chất!
Liệu có ai đặt câu hỏi
tại sao LS Hải nhiệt huyết “vác tù và hàng tổng” đến thế? Không quản ngại rút
ví…không giới hạn cho hàng chục, hàng trăm bà con nông dân khiếu kiện các nơi
“yên tâm” đeo đuổi khiếu kiện, bất hợp tác với chính quyền địa phương, doanh
nghiệp đến cùng như thế?
Nếu vì mục tiêu ích
nước lợi dân thì chắc chắn việc đấu tranh là để bảo vệ quyền lợi cho những
người dân thấp cổ bé họng, giúp đỡ dân “thỏa hiệp”, có được quyền lợi chính
đáng, tiếp tục xây dựng quê hương, gia đình chứ không kích động họ “bất hợp
tác” với chính quyền để được là người đại diện, “bảo vệ” họ lâu dài.
Nhận xét
Đăng nhận xét