Chuyển đến nội dung chính

"Ma trận" tiền ảo

Hoạt động mua bán tiền điện tử/tiền ảo, trong đó có Bitcoin, đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam cho dù Bitcoin chưa được luật pháp Việt Nam công nhận.

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, các đồng tiền điện tử (crypto currencies) như bitcoin thu hút được sự quan tâm ngày càng lớn của toàn xã hội. Tại Việt Nam, một bộ phận giới trẻ đang bị cuốn vào tiền ảo, rất nhiều người đổ xô vào nghiên cứu công nghệ blockchain và cách thức “cày” tiền ảo. Ngoài bitcoin, những đồng tiền ảo khác được chào bán rộng rãi ở Việt Nam là Onecoin, Ilcoin, Gemcoin… với cách thức vận hành khác nhau thậm chí mang nhiều màu sắc đa cấp và nhiều nguy cơ rủi ro cho các nhà đầu tư.
Chỉ cần gõ vài từ khóa về đầu tư tiền ảo hay đầu tư bitcoin trên facebook, người dùng facebook có thể tìm thấy rất nhiều group về đầu tư tiền ảo với hàng ngàn thành viên tham gia mà trong đó chủ yếu là giới trẻ 9x, 10x. Tại các group này, hoạt động tư vấn tiền ảo, giới thiệu các coin triển vọng, các thương vụ ICO lãi suất cao, mời tham gia hệ thống đa cấp tiền ảo… diễn ra công khai với những lời mời chào hết sức hấp dẫn về một nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng, ảo tưởng về một viễn cảnh giàu có một cách nhanh chóng cho người tham gia.


Nguyên nhân khiến bitcoin tăng giá???
Xuất hiện từ năm 2009, bitcoin – một loại tiền ảo mã hóa xuất hiện trên thị trường công nghệ đã tăng giá chóng mặt lên tới 20.000USD chỉ trong vòng 2 tháng qua, phá vỡ dự đoán của bất kỳ chuyên gia nào. Tại sao bitcoin lại tăng giá phi  mã như vậy? Có rất nhiều nguyên nhân song nguyên nhân lớn nhất theo nhận định của các chuyên gia là nhờ cơn sốt đầu cơ các đồng tiền ảo phát hành mới sau các đợt gọi vốn dự án bằng tiền ảo (ICO) khiến bitcoin tăng giá phi lý. Quả bong bóng tiền ảo Bitcoin đang phình lên nhanh chóng và chắc chắn đến một ngày nào đó sẽ vỡ.
Bitcoin tăng giá chóng mặt

Khoảng 40% Bitcoin hiện được nắm giữ bởi khoảng 1.000 người, được gọi là Cá voi.
Ngày 12/11, một người nào đó đã đưa gần 25.000 Bitcoin - khoảng 159 triệu USD tại thời điểm đó - lên một sàn giao dịch trực tuyến. Tin tức này ngay lập tức lan truyền khắp các diễn đàn. Các trader (người mua bán trong thời gian ngắn) Bitcoin đều tranh luận xem liệu động thái này có nghĩa chủ nhân số Bitcoin muốn bán chỗ tiền ảo hay không? Và cũng ngay lập tức giá của đồng Bitcoin sụt giảm.
Những người sở hữu lượng Bitcoin lớn được gọi bằng cái tên "Cá voi". Và họ đang ngày càng trở thành mối lo của các nhà đầu tư. Họ có thể khiến giá lao dốc dù chỉ bán một lượng nhỏ tài sản. Việc này hoàn toàn có thể xảy ra khi giá Bitcoin đã tăng gần 12 lần kể từ đầu năm, có lúc tiến sát 20.000 USD cách đây vài ngày.
Những người sở hữu lượng Bitcoin lớn được gọi là Cá voi. Ảnh: The Verge
Tiền ảo không được pháp luật Việt Nam thừa nhận, đây cũng không phải là tiền tệ và cũng không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do đó những nhà đầu tư tham gia vào “đầu tư” Onecoin hay Bitcoin… sẽ không được pháp luật bảo vệ. Theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP, việc phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 150 – 200 triệu đồng. Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 2016, Bộ luật Hình sự 2015 vừa được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Theo quan điểm của tôi thì mỗi người dân cần tự bảo vệ mình, đừng để những cám dỗ phi lý của đồng tiền ảo lôi kéo vì: Các cụ ta thường nói, “đồng tiền đi liền khúc ruột”, tiền giữ trong túi nhiều lúc còn mất chứ đừng nói mang ra đầu tư vào những thứ ảo như Bitcoin hay Onecoin… Từ trước đến nay, rất nhiều người khổ sở vì kinh doanh đa cấp. Bây giờ lại còn xuất hiện hình thức kinh doanh đa cấp tiền ảo thì hậu quả thật khôn lường. Hơn nữa, việc sở hữu, mua bán, sử dụng tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.
VNS


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NỮ ANH HÙNG ĐẤT CẢNG VÀ LỊCH SỬ PHONG TRÀO DU KÍCH HOÀNG NGÂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở HƯNG YÊN

Liệt sỹ Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân) Chị Hoàng Ngân tên thật là Phạm Thị Vân, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình tiểu thương yêu nước tại phố Chavassieux (nay là phố Quang Trung - Hải Phòng). Ngay từ khi là cô nữ sinh 14 tuổi, Hoàng Ngân đã làm nhiệm vụ đưa thư từ công văn cho tổ chức và hăng hái tham gia các phong trào cách mạng. Năm 17 tuổi, chị được tổ chức kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trưởng thành trong máu lửa của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, chị Hoàng Ngân sớm thể hiện là người có năng lực, có tài vận động quần chúng nhân dân lao động tham gia các cuộc đấu tranh cách mạng. Nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm, chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao. Những ngày đầu tham gia cách mạng, chị Hoàng Ngân đã đảm nhiệm việc liên lạc giữa Xứ uỷ Bắc Kỳ với Trung ương Đảng và là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng, làm công tác phụ vận, binh vận, xây dựng cơ sở cách mạng ở Hà Nội, Hà Đông, Hưng Yên…Tham gia tích cực vào mặt trận dân tộc...

Chặn đứng hoạt động trái phép "Hội thánh đức chúa trời"

Chia sẻ Hoạt động của cái gọi là "Hội thánh của Đức chúa Trời" tại Hải Phòng Ngày 27/3/2018, Công an huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã kịp thời ngăn chặn đối tượng Trần Hữu Nghị (40 tuổi, ĐKTT Tổ 8, phường Lãm Hà, quận Kiến An; là đối tượng không nghề nghiệp và nghiện ma tuý) câu kết với Nguyễn Văn Hiếu (40 tuổi, ĐKTT xã Hồng Thái Tây, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) tuyên truyền tôn giáo trái phép trên địa bàn xã Lập Lễ. 

LỢI DỤNG GÓP Ý DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII ĐỂ KÍCH ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

  Trong khi đông đảo các tầng lớp nhân dân đang có những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng thì vẫn còn một số người cố tình lợi dụng việc đóng góp ý kiến để xuyên tạc, tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch. Vì vậy, việc nhận diện một cách đầy đủ âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng từ đó chủ động triển khai các công tác, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là rất cần thiết khi Đại hội XIII của Đảng đang đến gần. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vừa qua, bốn dự thảo văn kiện Đại hội XIII (gồm Dự thảo báo cáo chính trị; Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lượ...