Chuyển đến nội dung chính

Những bí mật về Trại giam Hỏa Lò qua lời kể của vị đại tá gốc Hải Phòng

Đã 41 năm trôi qua, tiếng gầm của pháo đài bay B52 trong những đợt bom rải thảm cùng tiếng pháo cao xạ và tên lửa phòng không vút lên bầu trời Hà Nội (12/1972) đã lui vào dĩ vãng.
Trong 12 ngày đêm ấy, 441 lượt B52 và 10.000 tấn bom  không hủy diệt được Thủ đô và chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”đã đi vào lịch sử vẻ vang chống ngoại xâm của dân tộc ta. Sau trận chiến lịch sử ấy, có 81 máy bay Mỹ bị bắn rơi (có 34 chiếc B52) và gần 100 phi công Mỹ bị chết và bị bắt. Và lại có thêm nhiều tù binh phi công Mỹ nhập trại Hỏa Lò, Hà Nội, nơi trước đó đang giam giữ hàng trăm phi công Mỹ. 
“Khách sạn Hilton Hỏa Lò” là tên những tù binh Mỹ đặt biệt danh cho Nhà tù Hỏa Lò trong thời gian chiến tranh Việt Nam.

Ông Trần Trọng Duyệt (ngoài cùng bên phải) trò chuyện với các tù binh Mỹ trước khi họ lên máy bay về nước (ảnh tư liệu)

Một điều ít người Hải Phòng nào biết, đó là vị Giám đốc đáng kính của “Khách sạn Hilton Hỏa Lò” cũng là một người con của Thành phố Cảng chúng ta.


Đại tá Trần Trọng Duyệt năm nay đã 83 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn lắm. Sau mấy chục năm trong quân đội, ông về hưu sống an nhàn trong căn nhà rợp bóng cây tại khu tập thể Đoàn 6 Hải quân ở sát chân cầu Rào, quận Dương Kinh (Hải Phòng).
Khi được hỏi về những ký ức thời kỳ chiến tranh, ông Duyệt lần giở từng trang nhật ký, những bức ảnh gắn với cuộc đời binh nghiệp của mình. Từng tham gia chiến đấu, làm chính trị viên tại nhiều đơn vị thuộc các binh chủng lục quân, phòng không- không quân, hải quân, nhưng Đại tá Duyệt ấn tượng sâu sắc nhất là thời gian công tác tại Trại tù binh Hỏa Lò. Năm 1973, ông có vinh dự lớn với tư cách Trại trưởng tù binh, thay mặt Quân đội nhân dân Việt Nam trao trả phía Mỹ gần 500 tù binh phi công đang bị giam tại “Khách sạn Hilton Hỏa Lò”.
Đại tá Duyệt công tác tại trại tù Hỏa Lò 5 năm (từ 1968-1973), là giai đoạn mà Việt Nam bắt được nhiều tù binh Mỹ nhất, trong đó có những chính khách, nhà khoa học, doanh nhân nổi tiếng ở Mỹ. Trong số đó, có những cựu tù binh nổi tiếng thường xuyên quay lại Việt Nam như Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain, ngài Pete Peterson (cựu đại sứ Mỹ tại VN) hay diễn giả nổi tiếng Sacly Plan.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NỮ ANH HÙNG ĐẤT CẢNG VÀ LỊCH SỬ PHONG TRÀO DU KÍCH HOÀNG NGÂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở HƯNG YÊN

Liệt sỹ Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân) Chị Hoàng Ngân tên thật là Phạm Thị Vân, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình tiểu thương yêu nước tại phố Chavassieux (nay là phố Quang Trung - Hải Phòng). Ngay từ khi là cô nữ sinh 14 tuổi, Hoàng Ngân đã làm nhiệm vụ đưa thư từ công văn cho tổ chức và hăng hái tham gia các phong trào cách mạng. Năm 17 tuổi, chị được tổ chức kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trưởng thành trong máu lửa của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, chị Hoàng Ngân sớm thể hiện là người có năng lực, có tài vận động quần chúng nhân dân lao động tham gia các cuộc đấu tranh cách mạng. Nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm, chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao. Những ngày đầu tham gia cách mạng, chị Hoàng Ngân đã đảm nhiệm việc liên lạc giữa Xứ uỷ Bắc Kỳ với Trung ương Đảng và là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng, làm công tác phụ vận, binh vận, xây dựng cơ sở cách mạng ở Hà Nội, Hà Đông, Hưng Yên…Tham gia tích cực vào mặt trận dân tộc...

Chặn đứng hoạt động trái phép "Hội thánh đức chúa trời"

Chia sẻ Hoạt động của cái gọi là "Hội thánh của Đức chúa Trời" tại Hải Phòng Ngày 27/3/2018, Công an huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã kịp thời ngăn chặn đối tượng Trần Hữu Nghị (40 tuổi, ĐKTT Tổ 8, phường Lãm Hà, quận Kiến An; là đối tượng không nghề nghiệp và nghiện ma tuý) câu kết với Nguyễn Văn Hiếu (40 tuổi, ĐKTT xã Hồng Thái Tây, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) tuyên truyền tôn giáo trái phép trên địa bàn xã Lập Lễ. 

LỢI DỤNG GÓP Ý DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII ĐỂ KÍCH ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

  Trong khi đông đảo các tầng lớp nhân dân đang có những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng thì vẫn còn một số người cố tình lợi dụng việc đóng góp ý kiến để xuyên tạc, tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch. Vì vậy, việc nhận diện một cách đầy đủ âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng từ đó chủ động triển khai các công tác, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là rất cần thiết khi Đại hội XIII của Đảng đang đến gần. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vừa qua, bốn dự thảo văn kiện Đại hội XIII (gồm Dự thảo báo cáo chính trị; Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lượ...