Chuyển đến nội dung chính

Lễ hội Minh thề - chỉ có trưởng, phó thôn thề không tham nhũng là đúng nghi lễ của lễ hội

Năm 2018, lễ hội Minh thề được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia



Ngày 1/3 hàng năm (tức 14 tháng Giêng âm lịch) tại làng Hòa Liễu (Thuận Thiên, Kiến Thụy, Hải Phòng) sẽ diễn ra lễ hội Minh thề. Đây được xem là hội thề chống tham nhũng của làng.
Lễ hội Minh Thề là lễ hội "Thề không tham nhũng" duy nhất trong cả nước
Ông Bùi Đức Thảo, Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy trả lời phỏng vấn tờ Dân Việt cho biết, tuy năm nay lễ hội Minh thề được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhưng quy mô tổ chức lễ hội vẫn như mọi năm và trong lễ hội cũng chỉ có trưởng, phó thôn thề không tham nhũng.
Lý giải về việc này, ông Thảo cho rằng, đây là lễ hội của làng nên chỉ có trưởng, phó thôn thề không tham nhũng theo đúng nghi lễ của lễ hội, còn "lãnh đạo huyện có mặt ở đó nhưng sẽ không tham gia thề".
Lời thề chỉ có giá trị tinh thần nên không nhất thiết một di sản của địa phương mà cả nước phải thực hiện theo. Theo lời Nhà sử học Dương Trung Quốc trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Đất Việt cũng cho rằng, không gì cao hơn việc thực hiện quy chế pháp luật và sự giám sát của người dân.
"Ngày xưa các làng xã tự quản, tự trị nên chỉ quanh quẩn trong làng, xã. Làng, xã chỉ có lý trưởng là người duy nhất có quan hệ với chính quyền thôi.
Tuy nhiên, tinh thần sống liêm chính tôi nghĩ ở đâu cũng cần có cả, nếu theo đúng phong tục tập quán thì chỉ có người ở địa phương đó thề thôi, còn cấp trên chỉ đến chứng kiến", ông Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm với nguồn trên.

Lễ hội Minh Thề là lễ hội "Thề không tham nhũng" duy nhất trong cả nước.
Tại lễ hội Minh thề, ban thờ được sắp đặt tuy đơn giản nhưng rất trang nghiêm giữa sân đình. Những người có chức sắc trong làng tương ứng với các chức trưởng thôn, phó thôn sẽ là những nhân vật chính và là những người tham gia thề tại lễ hội.
Một con dao nhọn sắc, một con gà trống và một bình rượu được đặt ngay dưới ban thờ chuẩn bị cho nghi lễ.
Mọi thủ tục diễn ra rất nhanh gọn, từ động tác đi lại của đội lễ đến các phần dâng lễ hay nghi thức đều được tối giản theo mong muốn tiết kiệm, hiệu quả nhưng không kém phần trang nghiêm.
Phần nghi lễ cắt tiết gà hòa rượu ăn thề là phần được quan tâm nhất trong lễ hội Minh thề. Các vị chức sắc trong làng phải uống rượu thề làm việc chí công vô tư và đọc câu: "Ai dùng của công vào việc riêng, tham nhũng thì bị thần linh đả tử"
Sau khi các vị chức sắc trong làng uống rượu thề xong, những người tham gia chứng kiến cũng sẽ uống rượu thề.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NỮ ANH HÙNG ĐẤT CẢNG VÀ LỊCH SỬ PHONG TRÀO DU KÍCH HOÀNG NGÂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở HƯNG YÊN

Liệt sỹ Phạm Thị Vân (Hoàng Ngân) Chị Hoàng Ngân tên thật là Phạm Thị Vân, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình tiểu thương yêu nước tại phố Chavassieux (nay là phố Quang Trung - Hải Phòng). Ngay từ khi là cô nữ sinh 14 tuổi, Hoàng Ngân đã làm nhiệm vụ đưa thư từ công văn cho tổ chức và hăng hái tham gia các phong trào cách mạng. Năm 17 tuổi, chị được tổ chức kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trưởng thành trong máu lửa của cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, chị Hoàng Ngân sớm thể hiện là người có năng lực, có tài vận động quần chúng nhân dân lao động tham gia các cuộc đấu tranh cách mạng. Nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm, chị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng giao. Những ngày đầu tham gia cách mạng, chị Hoàng Ngân đã đảm nhiệm việc liên lạc giữa Xứ uỷ Bắc Kỳ với Trung ương Đảng và là một trong những cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hải Phòng, làm công tác phụ vận, binh vận, xây dựng cơ sở cách mạng ở Hà Nội, Hà Đông, Hưng Yên…Tham gia tích cực vào mặt trận dân tộc...

Chặn đứng hoạt động trái phép "Hội thánh đức chúa trời"

Chia sẻ Hoạt động của cái gọi là "Hội thánh của Đức chúa Trời" tại Hải Phòng Ngày 27/3/2018, Công an huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã kịp thời ngăn chặn đối tượng Trần Hữu Nghị (40 tuổi, ĐKTT Tổ 8, phường Lãm Hà, quận Kiến An; là đối tượng không nghề nghiệp và nghiện ma tuý) câu kết với Nguyễn Văn Hiếu (40 tuổi, ĐKTT xã Hồng Thái Tây, Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) tuyên truyền tôn giáo trái phép trên địa bàn xã Lập Lễ. 

LỢI DỤNG GÓP Ý DỰ THẢO CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII ĐỂ KÍCH ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

  Trong khi đông đảo các tầng lớp nhân dân đang có những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng thì vẫn còn một số người cố tình lợi dụng việc đóng góp ý kiến để xuyên tạc, tuyên truyền các luận điệu sai trái, thù địch. Vì vậy, việc nhận diện một cách đầy đủ âm mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng từ đó chủ động triển khai các công tác, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là rất cần thiết khi Đại hội XIII của Đảng đang đến gần. Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng; Thông báo Kết luận số 159-TB của Bộ Chính trị về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XIII của Đảng tại Đại hội Đảng bộ các cấp, gửi lấy ý kiến nhân dân và tổng hợp các ý kiến đóng góp vào văn kiện Đại hội XIII của Đảng, vừa qua, bốn dự thảo văn kiện Đại hội XIII (gồm Dự thảo báo cáo chính trị; Dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, xây dựng chiến lượ...